Lời Phật dạy về đạo làm người không phải ai cũng thấu tỏ

>>>>> Đừng quên lắng nghe Lời Phật dạy về cuộc sống giúp bạn tìm lại lẽ sống trong cuộc đời <<<<<

Khi chúng ta cảm thấy hoang mang về cuộc sống thì đừng quên tìm tới những lời Phật dạy về đạo làm người vì qua đó chúng ta sẽ tự rút ra được bài học, để tìm ra cách riêng của mình trong việc mang lại cho bạn một cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

“Hãy tự xem con là hải đảo của con, hãy tự xem con là nơi nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa nơi ai khác” (Trường A-hàm, kinh Đại bát Niết-bàn).

Phật dạy chúng ta trong cuộc sống này nên nhớ:

Kẻ thù lớn nhất của đời người là chính mình.
 
Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá.
 
Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại.
 
Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tị.
 
Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.
 
Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.
 
Đáng thương lớn nhất của đời người là tự ti.
 
Đáng khâm phục lớn nhất của đời người là vươn lên sau khi ngã.
 
Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng.
 
Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ, trí tuệ.
 
Món nợ lớn nhất của đời người là tình cảm.
 
Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.
 
Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.
 
An ủi lớn nhất của đời người là bố thí.

 
 

Kẻ làm con ghi nhớ 5 điều:

Chữ "Hiếu" được đề cao nhất trong Đạo Phật, vì thế với phận làm con đừng quên rằng: Xem thêm: Nghe Phật dạy về lòng hiếu thảo để thấy chúng ta đã hiểu sai như thế nào
 
1. Phụng dưỡng cho cha mẹ đủ đầy: Đấng sinh thành đã mang lại cho ta hình hài, nuôi dưỡng chúng ta thành người. Khi trưởng thành, chúng ta không chỉ trở thành người có ích cho xã hội mà còn phải biết phụng dưỡng cha mẹ tốt nhất có thể.
 
2. Nói cho cha mẹ biết điều ta định làm: Những gì ta đã trải qua thì cha mẹ cũng đã từng trải qua nhờ đó họ có kinh nghiệm sống khá đáng tin cậy. Hãy nghe những lời khuyên bổ ích của họ trước khi muốn làm điều gì, họ sẽ cho bạn những lời khuyên bổ ích. 
 
3. Không trái điều cha mẹ làm.  Khi cha mẹ dạy bảo những điều hay lẽ phải, con cái cần phải nghe theo. 
 
4. Không trái điều cha mẹ dạy. Những gì bố mẹ nói cũng có cái lý của nó, không nên phủ nhận hoàn toàn, tuy nhiên, nếu cha mẹ khuyên dạy những điều chưa đúng, con cái cần phải nhắc nhở cha mẹ thay đổi.
 
5. Không cản chánh nghiệp mà cha mẹ làm. 
 
 Lời Phật dạy về đạo làm người luôn lấy chữ Hiếu làm đầu

Người làm cha mẹ nhớ 5 điều này:

 
1. Ngăn con đừng để làm ác.
 
2. Chỉ bày những điều ngay lành.
 
3. Thương yêu đến tận xương tủy.
 
4. Chọn nơi hôn phối tốt đẹp.
 
5. Tùy thời cung cấp đồ cần dùng.
 

Gia đình là tế bào của xã hội, khi tế bào khỏe mạnh thì chúng tập hợp thành một cộng đồng khỏe mạnh, lành mạnh, đó là điều đảm bảo cho cuộc sống hạnh phúc, xã hội bình an.

4 nghiệp kết mà Phật dạy

 
Bốn nghiệp mà con người chúng ta tránh phạm phải đó là: Sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ.

Những lời khuyên này không chỉ là để áp dụng cho đời sống tâm linh mà nó còn rất thiết thực trong cuộc sống hàng ngày. Nếu đủ trí hãy cố gắng tránh phạm thêm những nghiệp trên khiến bạn không có cách nào khỏi vòng luân hồi với những chuyện thế sự đảo điên.

Sát sinh ở đây hiểu theo nghĩa không được sát sinh đồng loại (tức là người giết người) chứ không hẳn là tránh sát sinh mọi vật trên đời.

Không được lấy đồ của người khác khi không được sự cho phép của chủ nhân, đó là trộm cắp.

Không được cưỡng bức người khác, đó là tránh dâm dật. Nói lời không hay, không đúng, nói dối đó là vọng ngữ, điều này cần phải tránh. 

 

4 trường hợp ác

 
Bốn điều ác mà bất cứ một người nào cũng nên tránh: Tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si.

Về tham dục, không phải cứ tham dục là điều xấu, mà tham dục cần phân biệt có hai loại, loại tham dục phục vụ ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) khiến cho tâm trí mê mờ, dẫn đến những vọng tưởng điên đảo, sân hận, sợ hãi và ngu si… loại tham dục này thì cần phải loại bỏ.

Tham dụ thứ hai là phục vụ cho chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp… cho sự học hành, phát triển nhân cách, tinh thông trí tuệ, nâng cao dân trí, sự phồn thịnh xã hội, sự bình an, sự hạnh phúc… thì cần thực hành và phát huy.
 

6 nghiệp hao tổn tài sản:

 
1. Đam mê rượu chè.
 
2. Cờ bạc.
 
3. Phóng đãng.
 
4. Đam mê kỹ nhạc.
 
5. Kết bạn người ác.
 
6. Biếng lười.
 
Như vậy, Phật dạy người nào tránh được bốn nghiệp kết, bốn việc ác, sáu nghiệp hao tổn tài sản thì không những đời này đẹp và cả đời sau cũng được hưởng những quả tốt đẹp.
 
Cần từ bỏ ý niệm xấu xa sâu thẳm trong tâm hồn của mỗi con người thì mới mang lại điều phước lành, sự an nhàn trong cuộc sống.
 
Tu để đời này có duyên lành và đời sau cũng có duyên lành, trong hiện tại được người ngợi khen, xã hội ngợi khen, gia đình ngợi khen và trên hết phương ấy được an ổn, xã hội ấy được tốt đẹp, không lo sợ… 
 
 

Tránh kết bạn với người xấu hoặc tránh làm điều xấu 

 
Trong cuộc sống ai cũng cần có bạn, tình bạn kiểu Bá Nha – Tử Kỳ hay Lưu Bình Dương Lễ thuộc dạng xưa nay hiếm, nhưng cũng cần phải lựa bạn tốt mà chơi, nếu giao du với bạn xấu sẽ thấy có một trong sáu lỗi như sau:
 
1. Tìm cách lừa dối bạn.
 
2. Ưa chỗ thầm kín.
 
3. Dụ dỗ vợ người.
 
4. Mưu đồ chiếm đoạt tài sản của người.
 
5. Xoay tài lợi về mình.
 
6. Hay phanh phui lỗi người.
 
Đó sáu tai hại về bạn xấu mà bạn cần tránh hoặc bạn không nên làm theo. Nếu chúng ta làm bạn với kẻ ác mãi thì gia sản mỗi ngày mỗi tiêu tán. 
 

Tu lấy thân mình

Làm người phải biết tu thân vì:

 
Một kiếp không tu muôn kiếp khổ
Một đời không ngộ vạn đời sầu
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ 
Thong dong tự tại vậy mà vui.
 
Mơ mộng làm chi lắm khổ sầu
Cuộc đời dâu bể lắm thương đau
Khổ vui được mất sang giàu đó
Có gì còn mãi với ta đâu?
 
Thôi giờ không mộng sẽ không đau
Cuộc sống nhân gian huyễn một màu
Buông lòng tỉnh mộng cùng vui sống
Không buồn không giận sống bên nhau
 
Trên đời bao kẻ thích hơn nhau
Nhưng lẽ hơn thua mãi thêm sầu
Chỉ buông không chấp không tranh đấu
Không sầu không hận sống không đau.
 
Cuộc đời này ngắn lắm
Đừng bận lời thị phi
Thấy điều gì có ích
Lặng lẽ làm, rồi đi.
 
Ai gieo mầm san sẻ
Gặt hái về yêu thương
Người gieo nhân ích kỷ
Quả chín, buồn cô đơn.
 
Cứ ôm hoài sầu hận
Chỉ khiến mình ta đau,
Người vẫn cười hể hả
Còn ta tóc bạc màu.
 
Lá thời gian rớt vội
Tháng ngày như bóng mây
Trách chi ai lầm lỗi
Phiền gì, đời đổi thay.
 
Cuộc đời này buồn lắm
Đừng tiết kiệm nụ cười
Sống từ hòa, cởi mở
Đón thanh bình muôn nơi.
 
Cuộc đời này đẹp lắm
Tiếc gì ngày đã qua
Hiện tại luôn tươi thắm
Với cõi lòng bao la..
 
 Lời Phật dạy về đạo làm người nhắc nhở chúng ta luôn phải có trí trong từng việc mình làm

Cẩn thận với cái miệng của mình

 
Cái thân làm tội cái đời
Cái miệng nói lắm…thành lời hại thân
Bao nhiêu cái họa đường trần
Đều do cái miệng… mới cần phải tu.
 
Kẻ mà hay mắng người ngu
Chứng tỏ kẻ ấy…vốn ngu hơn người
Kẻ hay nhích mép chê cười
Thử nhìn mình lại xem đời ra sao.
 
Dù là miệng sắc như dao
Cũng đừng vàng vội lao vào tim nhau
Mỗi ngày bớt nói một câu
Tự dưng rồi cũng bớt đau lòng người.
 
Người khác hạnh phúc, vui sướng là do họ đã từng tạo nhiều phước đức, ít tạo ác nghiệp. Bạn muốn được như họ thì hãy tu nhân, tích đức, gieo nhiều nhân tốt lành. Xin đừng tốn thời gian sân si vì đố kỵ với họ, chỉ làm tổn phước của bạn mà thôi.

Vì thế, trong cuộc đời này:

 
– Lấy bệnh khổ làm thuốc thần
– Lấy hoạn nạn làm giải thoát
– Lấy khúc mắc làm niềm vui
– Lấy ma quân làm bạn đạo
– Lấy khó khăn làm thích thú
– Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ
– Lấy người chống đối làm nơi giao du
– Coi sự thi ân như đôi dép bỏ đi
– Lấy sự xả lợi làm vinh hoa
– Lấy oan ức làm cửa ngỏ đạo hạnh. 

MiMo (Tổng hợp)

45 lời Phật dạy về lời nói không biết dễ phạm lỗi khiến bản thân hối hận
Vô thường là gì? 4 lời Phật dạy về vô thường cần cả đời để thấu tỏ
Lời Phật dạy về cuộc sống an nhiên giúp bạn mạnh mẽ trước mọi sóng gió
Những lời phật dạy về cách sống soi rọi giúp ta có quyết định khôn ngoan
63 Lời Phật dạy về khó khăn trong cuộc sống càng đọc càng tâm đắc
Lời Phật dạy về đạo làm người không phải ai cũng thấu tỏ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *